PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
(Đã được bổ sung sửa đổi 15/4/2022)
(Lưu hành nội bộ)
Tên cơ sở: Xưởng Điện & Máy lạnh ô tô Dr. COOL
Địa chỉ: số nhà 26-28 ngõ 230 Phố Lạc Trung – Hà Nội
Điện thoại: 024 39873095
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý: Xưởng được đặt tại số nhà 26-28 ngõ 230 Phố Lạc Trung, Thường Thanh lương, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, sát ngay đường ô tô và mương dẫn nước của thành phố (phụ lục 1). Măt bằng làm việc sửa chữa xấp xỉ 200m2; một phần diện tích khoảng 35 m2 có kết cấu 3 tầng bằng bê tông, thép hỗn hợp.
- Phía Đông giáp: Nhà dân số 24 ngõ 230 Phố Lạc Trung
- Phía Tây giáp: Nhà dân số 30 ngõ 230 Phố Lạc Trung
- Phía Nam giáp: Đường ô tô của phường Thanh lương và mương dẫn nước thành phố
- Phía Bắc giáp: Nhà dân
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:
Đường ô tô vào ngõ 230 Lạc Trung của phường Thanh Lương cho phép ô tô chữa cháy cỡ trung tiếp cận trực tiếp với xưởng.
III. Nguồn nước chữa cháy:
TT
|
Nguồn nước
|
Trữ lượng (m³) hoặc lưu lượng (l/s)
|
Vị trí, khoảng cách nguồn nước
|
Những điểm cần lưu ý
|
I
|
Bên trong:
|
|
|
|
|
Bể nước ngầm
|
8 m³
|
|
|
|
Bể nước trên mái
|
3 m³
|
|
|
|
Hệ thống cấp nước sinh hoạt
|
|
|
|
II
|
Bên ngoài:
|
|
|
|
|
Đường ô tô/ hè đường
|
|
|
|
|
Hệ thống cấp nước sinh hoạt
|
|
Nhà dân sinh giáp xưởng và xung quanh
|
|
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:
- Không có nguy cơ trực tiếp do xưởng chỉ thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, thay thế phụ tùng cho điều hòa ô tô và môi chất lạnh R 134a sử dụng cho điều hòa ô tô không phải là chất cháy, có khả năng làm giảm nhanh nhiệt độ ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường
- Có một số vật liệu cháy như các phụ tùng bằng nhựa, rẻ lau bằng vải;
- Xe ô tô của khách vào sửa chữa tại xưởng;
- Nguồn nhiệt gây cháy chủ yếu là hệ thống điện gặp sự cố chập điện gây cháy, nên hệ thống điện đã được lắp đặt cầu dao tự động có nguy cơ cháy nổ thấp .
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:
1. Tổ chức lực lượng:
Lực lượng chữa cháy tại chỗ gồm toàn bộ 8 công nhân kỹ thuật và bảo vệ xưởng; có một đội trưởng và một đội phó phụ trách (Phụ lục 2)
2. Lực lượng thường trực chữa cháy:
Đội trưởng, đội phó và nhân viên bảo vệ là người thường trực về phòng cháy, chữa cháy.
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:
Phương tiện chữa cháy cơ bản của cơ sở ( phụ lục 3) gồm:
- Bình chữa cháy các cỡ MFZ4;
- Bơm nước hút từ bể ngầm;
- Xe đẩy có trang bị bơm nước cao áp;
- Thang dài 4m;
- Xô xách nước;
- Bao tải;
- Câu liêm;
- Thang dây thoát hiểm.
Tất cả các phương tiện chữa cháy được đặt nơi thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:
- Thời điểm xảy ra cháy: vào hồi 9h30;
- Địa điểm cháy: Văn phòng làm việc nằm ở góc trong cùng tầng 1, có một số xe ô tô đang sửa chữa ở bên ngoài;
- Đối tượng cháy: Chập điện gây cháy tài liệu, giấy tờ, tủ , bàn ghế, …. có nguy cơ lan rộng sang khu vực xung quanh.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
- Người phát hiện phải hô to báo cháy cho mọi người;
- Một người nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng của xưởng;
- Dưới sự chỉ huy của đội trưởng, các đội viên của đội PCCC cơ sở nhanh chóng tiếp cận khu vực có lửa và dùng các bình chữa cháy cũng như các phương tiện tại chỗ dập tắt lửa tại chỗ đang cháy, khống chế không cho lửa cháy lan sang khu vực khác.
- Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy (nếu có), hướng dẫn mọi người ra khỏi khu vực cháy đến nơi an toàn.
- Khẩn trương di chuyển tài sản, xe ô tô đến nơi an toàn xa khu vực cháy.
- Báo và kêu gọi sự hộ trợ từ các người dân khu vực xung quanh xưởng tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn, di chuyển và bảo vệ tài sản….
- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114 đồng thời cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy. Gọi cơ quan y tế 115 cứu người bị nạn (nếu có).
- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Kết hợp với cảnh sát , Công an địa phương bảo vệ tài sản và trật tự an ninh trong khu vực cơ sở.
- Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường .
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:
Xem phụ lục 4.
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:
- Chỉ huy việc chữa cháy và di chuyển người, xe, tài sản ra khỏi khu vực xưởng
- Cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy.
- Nhanh chóng trực tiếp hoặc cử người cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an, khi đám cháy được dập tắt, .
II. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng:
1. Tình huống 1:
a. Tình huống giả định:
- Thời điểm xảy ra cháy: lúc 13h30
- Địa điểm cháy: phòng riêng, trong cùng ở tầng 2
- Đối tượng cháy: chập điện quạt gây cháy giấy tờ , bàn , ghế, tủ….
b. Triển khai chữa cháy:
- Người phát hiện phải hô to báo động cho mọi người.
- 01 người nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng của xưởng
- Đội chữa cháy nhanh chóng tiếp cận khu vực cháy bằng cầu thang bộ trong nhà và/ hoặc bằng thang đặt từ tầng một gác lên cửa sổ của phòng có đám cháy. Sử dụng bình chữa cháy cũng như các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy, khống chế không cho đám cháy lan sang khu vực khác.
- Cử người, hướng dẫn mọi người ra khỏi khu vực cháy đến nơi an toàn; đưa và cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy (nếu có), .
- Nhanh chóng di chuyển tài sản, xe đang đỗ trong xưởng (nếu có) ra ngoài, xa khu vực xưởng.
- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114 đồng thời cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy. Gọi cơ quan y tế 115 cứu người bị nạn (nếu có).
- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Kết hợp với cảnh sát, Công an địa phương bảo vệ tài sản và trật tự an ninh trong khu vực cơ sở.
c. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:
Xem phụ lục 5.
2. Tình huống 2:
a. Tình huống giả định:
- Thời điểm xảy ra cháy: đang nấu ăn vào lúc 11h
- Địa điểm cháy: bếp nấu ăn ở tầng 3
- Đối tượng cháy: Cháy từ bếp than nấu ăn lan ra đồ đạc vật dụng khác bằng nhựa, giấy, vải, mây tre… có trong bếp.
b. Triển khai chữa cháy:
- Người phát hiện phải hô to báo động cho mọi người.
- 01 người nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng của xưởng
- Đội chữa cháy cơ nhanh chóng tiếp cận khu vực cháy bằng cầu thang bộ trong nhà; Sử dụng bình chữa cháy cũng như các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy hoặc khống chế cháy lan sang khu vực khác.
- Cử người, hướng dẫn mọi người ra khỏi khu vực cháy đến nơi an toàn; đưa và cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy (nếu có), .
- Nhanh chóng di chuyển tài sản, xe đang đỗ trong xưởng ( nếu có) ra ngoài, xa khu vực xưởng.
- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114 đồng thời cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy. Gọi cơ quan y tế 115 cứu người bị nạn (nếu có).
- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Kết hợp với cảnh sát, Công an địa phương bảo vệ tài sản và trật tự an ninh trong khu vực cơ sở.
c. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy
Xem phụ lục 6.
3. Tình huống thoát hiểm bằng thang dây
Khi xảy ra cháy và lối thoát bằng cửa ra vào chính của xưởng không thể sử dụng được thì người trong xưởng có thể thoát ra ngoài bằng thang dây và cửa thoát hiểm đặt tại tầng 3 (phụ lục 7).
- Người ở các tầng nhanh chóng di chuyển ra sân trời ở tằng 3;
- 01 người lấy thang dây ra khỏi thùng chứa đặt sát cạnh cửa ra sân trời tầng 3;
- 01 người mở cửa thoát hiểm cạnh bếp nấu ăn;
- Móc thang vào giá đỡ;
- Mọi người lần lượt dùng thang dây thoát xuống bên dưới.
Hà Nội, ngày 15/ 04/ 2022
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
Nguyễn Lanh Anh
|
Hà Nội, ngày 10/ 04/ 2022
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Phạm Bá Khoa
|